REVIEW sách: Nếu tôi biết được khi còn 20


Tôi có một quyển sổ dành riêng cho việc ghi chú lại những điều hay mà mình đã học được từ việc đọc sách. Tôi đọc mỗi ngày trung bình 1 tiếng hoặc hơn, tốc độ đọc khá nhanh. Thời gian hoàn thành cuốn sách nhanh hay chậm, dường như hoàn toàn dựa vào việc tôi đã ghi chú lại quyển sách ấy ít hay nhiều.

“Nếu tôi biết được khi còn 20" là quyển sách khiến tôi mất thời gian với nó nhất, vì phải viết xuống quá nhiều thứ. Bản thân tác giả là một người làm việc trong lĩnh vực giáo dục, cô có những suy nghĩ và mind-set truyền cảm hứng tuyệt vời, nhưng tuyệt nhiên không phải là những điều người ta lặp đi lặp lại hàng nghìn lần trong những quyển sách dạy thành công, dạy cách sống.
Những điều cô Tina nói, là những điều mà bạn, tôi, mỗi chúng ta, có thể áp dụng được.
i đây là những bài học mà tôi tâm đắc nhất từ cô mà tôi nghĩ, tôi sẽ nhớ và áp dụng chúng suốt cuộc đời còn lại của mình. Hy vọng chúng cũng sẽ hữu ích cho các bạn.
  1. Một bản CV liệt kê thất bại
Cô Tina có một ý kiến rất hay cho rằng ngưi nào chưa từng thất bại trên con đường sự nghiệp của mình, tức là người ấy chưa bao gi làm điều gì đó thật lớn. Câu này, đại loại có nghĩa rằng: Thất bại là hệ quả tất yếu trong quá trình trưởng thành và đi đến thành công. Nếu con đường bạn đã đi qua đều không gặp thách thức gì, thì hoặc là bạn đã chọn đi một con đường quá dễ dàng, hai là bạn không hề tự-thân-vận-động.
Thậm chí, bạn chứng minh cho người khác thấy “Tôi đã từng thất bại trong chuyện đó", nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn rằng “Anh ta/ Cô ta đã từng thất bại khi làm chuyện ấy, vậy tức là anh ta/ cô ta đã rút được kinh nghiệm, vậy thì anh ta / cô ta sẽ không bao giờ mắc sai lầm trong chuyện đó nữa!"
Họ ngược lại sẽ còn đánh giá bạn cao hơn các ứng viên khác chỉ nói về thành công của mình.
Bản thân cô Tina cũng có một bản CV liệt kê riêng những thất bại mà cô đã từng mắc phải. Và cô cũng yêu cầu các học trò của mình làm điều đó
Điều quan trọng nhất là cô Tina nhắc đi nhắc lại ở phần này, đó chính là ta không nên đánh đồng sự thất bại của sản phẩm, công ty, dự án,… thành sự thất bại của một người. Rõ ràng một người có thể thất bại và thành công rất nhiều lần.
“Công ty của bạn có thể thất bại, sản phẩm của bạn có thể thất bại, nhưng bản thân bạn không phải là thất bại".
  1. Học giỏi Vật Lí thì làm kĩ sư?
Về cơ bản, cuộc sống của chúng ta đều bị chi phối bởi những điều mà người khác nói. Một đứa trẻ giỏi vật lí, đưc người lớn nói rằng “Cháu nên là một kĩ sư!", vy là chúng đã hình thành trong đầu ngay từ bé một suy nghĩ rằng người giỏi vật lí chỉ có thể làm kĩ sư và ngược lại.
Cô Tina phân tích, có rất nhiều trường hợp, tầm nhìn của chúng ta về tương lai sẽ trở nên hạn hẹp bởi những thông điệp ngầm hiểu mà những người xung quanh đem lại cho chúng ta. Bản thân cô Tina khi còn là nghiên cứu sinh, cũng đã từng đưc ngưi hướng dẫn bảo rằng hãy-trở-thành-một-y-tá. Đó là một đề nghị không tồi, nhưng có rất nhiều thứ ngoài kia mà một người giỏi khoa học có thể làm, chứ không nhất thiết phải là y tá.
“Chúng ta thường hình dung mình đang làm những điều chúng ta thấy người khác làm ở những môi trưng trước mắt mình. Nó thực ra là một tầm nhìn cực kỳ giới hạn trong việc xem xét thế giới của những cơ hội".
Cơ hội luôn rất nhiều, thậm chí nằm ngoài tầm nhìn của chúng ta. Hãy xem xét bản thân ở hiện tại và tự hỏi, mình có thể làm hơn thế nữa không. Hãy thách thức các giả-định-truyền-thống, cho rằng học ngành này, giỏi cái này thì tương lai NHẤT ĐỊNH phải làm cái kia. Thật sự làm gì, học gì đều do chúng ta tự quyết định.
  1. Luôn có một vấn đề đang chờ được giải quyết
Tôi được truyền cảm hứng mạnh mẽ bởi một ví dụ mà cô đưa ra khi cho sinh viên trong trường Standford làm bài tập. Cô cho mỗi nhóm 5 đô và yêu cầu các nhóm triển khai các dự án trong một tuần, sao cho sản xuất ra càng nhiều lợi nhuận càng tốt. Sau một tuần, mỗi nhóm sẽ có 3 phút thuyết trình trước lớp.
Có những nhóm đem 5 đô này mở một dịch vụ sửa xe, quầy giải khát hay những dự án nhỏ nhỏ tương tự.
Những nhóm thu về doanh thu cao nhất là những nhóm hoàn toàn không để ý đến 5 đô kia, vì đồng tiền sẽ khiến suy nghĩ của chúng ta trở nên hạn hẹp. Nên thay vì nghĩ xem họ nên làm gì với 5 đô, họ bắt đầu lên ý tưởng cho một dự án bắt đầu bằng hai bàn tay trắng.
Nhóm kiếm đưc 650 đô là nhóm có doanh thu cao nhất, và cũng là nhóm sáng tạo nhất. Các sinh viên trong nhóm không cho rằng vốn của họ là 5 đô, họ cho rằng vốn của họ chính là buổi thuyết trình 3 phút. Họ đi tìm một công ty, làm một video quảng cáo cho công ty đó rồi chiếu vào buổi thuyết trình. Tiền thu về chính là tiền công ty nọ trả lương cho đoạn video quảng cáo.
“Luôn luôn có một vấn đề ngay gần đó đang chờ được giải quyết". Chỉ cần quan sát, hành động để giải quyết vấn đề đó, bạn sẽ thành công.

Tìm đọc những blog khác của Olivia tại: http://oliviasaysmeow.postach.io/


Thông tin sách:
Tên: Nếu tôi biết được khi còn 20
Tác giả: Tina Seelig